Kỹ thuật nuôi gà chọi giúp chiến kê nắm chắc phần thắng

Một con gà chọi chất lượng cần có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và ngoại hình. Kỹ thuật nuôi gà chọi dưới đây sẽ giúp anh em có được chiến kê đạt chuẩn. 

Đặc điểm nhận biết gà chọi

Gà chọi xuất hiện nhiều ở các địa phương Việt Nam như Huế, Bắc Ninh, Hà Nội và nhiều nơi khác. Gà chọi có thân hình dài, mảnh mai, chân dài, mắt có vòng đen, da đỏ, cổ cao và mào kép. 

Gà chọi có xu hướng hoạt động nhiều nên cơ thể chúng rất nhanh nhạy và chắc thịt. Gà trống trưởng thành sẽ có khối lượng từ 3-4kg, gà mái thì 2-2,5kg. 

Gà chọi không dễ bị ốm nhưng đẻ không nhiều. Người ta thường nuôi gà chọi để chiến đấu trong các cuộc thi, ít ai nuôi gà chọi với mục đích lấy trứng. 

Cách nhận biết gà chọi 

Kỹ thuật nuôi gà chọi đơn giản mà hiệu quả

Vì phải thi đấu với các đối thủ khác nên gà chọi cần được nuôi dưỡng và huấn luyện một cách khắt khe. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi gà chọi mà bạn có thể áp dụng giúp gà chiến có được thể trạng tốt nhất. 

Chọn con giống

Gà nòi là cách gọi chung của gà đòn và gà cựa. Nhưng tùy theo từng vùng miền người ta sẽ có cách gọi riêng. Trong khi miền Trung gọi là gà đá thì miền Nam lại gọi gà nòi và miền Bắc thường được biết đến với cái tên là gà chọi. 

Gà đòn có đặc điểm chân vàng, da mềm. Thân hình cao lớn, chắc khỏe cùng tính cách háu chiến. Gà đòn có chân dài và cổ thì nhẵn nhụi.

Gà cựa thì có kích thước nhỏ hơn, người nhiều xương, thịt không chất lượng nhưng rất được nhiều sư kê yêu thích do cựa dài và chắc khỏe. Tuy không có ưu thế về ngoại hình nhưng chiếc cựa dài và sắc nhọn lại là vũ khí lợi hại của chúng. Trong miền Nam gà cựa có nhiều lông, mềm và mượt, phần lông ở hai bên thì buông xuống trông rất bắt mắt.

Nếu bạn muốn gà thi đấu thì khâu chọn giống trong kỹ thuật nuôi gà chọi thực sự rất quan trọng. Người ta sẽ tập trung vào ngoại hình và cân nặng để chọn ra con giống có chất lượng tốt nhất. Nên ưu tiên những con có sức khỏe tốt, thân hình chắc khỏe, không mắc bệnh và kích thước cân đối. 

Kinh nghiệm chọn con giống 

Cách chọn gà khi được 1 ngày tuổi

  • Khi gà nở cần tách riêng con trống và con mái. Tiếp theo, lấy ra 10% số lượng cả đàn để tính cân nặng trung bình. Sau đó chọn ra những con có trọng lượng gần với số cân trung bình của cả gà trống và mái. 
  • Con giống cần có sức khỏe tốt, bụng thon, không mắc bệnh. Những con không đảm bảo được yếu tố trên thì nên loại để tránh gây ảnh hưởng đến kỹ thuật nuôi dưỡng. 

Cách chọn gà bố mẹ để làm giống

  • Nên chọn những con trống có sức khỏe tốt, nhanh nhạy và ngoại hình đẹp
  • Nếu là con mái thì nên chú ý đến việc chọn giống hơn vì sau này chất lượng của những con gà sau sẽ có ảnh hưởng. Nên chọn những con mái có thân hình nhỏ, đầu nhỏ, đẻ nhiều và ấp trứng không bị vỡ. Ngực phải căng phồng không bị vẹo, bộ lông dày, óng mượt. Phao câu to và rõ ràng. 

Xây chuồng gà đúng cách

Chuồng trại cần được đảm bảo đủ tiêu chí thoáng mát, diện tích phù hợp để không xảy ra xô xát với những con gà khác. Nếu chủ hộ nuôi gà để lấy thịt thì càng cần phải chú ý vì đa phần chúng rất hung dữ nên khó tránh khỏi việc gây chiến nếu diện tích chuồng chật hẹp. 

Nên xây chuồng gà ở hướng Đông Nam, cần tránh hướng Bắc, Đông và Tây Nam vì không khí ở những hướng này thường có nhiều thay đổi không tốt. 

Mái chuồng nên được lợp bằng tôn và xây với độ nghiêng để thoát nước khi trời mưa. 

Chuồng cho gà cần thoáng mát, tránh ẩm ướt. Nên xây các dãy gạch để phân chia từng chuồng. Các ô trong chuồng nên có diện tích từ 2 đến 4m2. Chiều dài của mỗi ô chuồng từ 1-1,5m; rộng từ 1-1,2m là ổn.

Chuồng gà thoáng mát cho gà chọi 

Nguồn thức ăn cho gà

Thức ăn sẽ quyết định lượng thịt, sức khỏe và vóc dáng của gà. Không nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp vì khó đảm bảo được nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Bạn có thể sử dụng các nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên như:

  • Thóc lúa: Loại thức ăn phổ biến giúp gà có sức khỏe tốt, tăng cường thể lực hiệu quả
  • Rau: Chất xơ trong rau giúp chiến kê hạ nhiệt và tiêu hóa tốt. Ngoài chất xơ, các nguyên tố vi lượng có trong rau cũng giúp gà tăng cường sức đề kháng. Các loại rau như giá đỗ, xà lách, rau muống sẽ giúp sức khỏe của chiến kê tốt lên trông thấy. 
  • Thức ăn thảo dược: Ngoài nguồn thức ăn chính, bạn cũng nên bổ sung cho gà một số nguồn thực phẩm như tỏi, gừng giúp cơ thể chúng ấm áp vào mùa đông. 
  • Các loại mồi: Mồi giúp gà được bổ sung protein, chất đạm, vitamin để tăng cường sức khỏe giúp chúng có thể trạng tốt nhất trước mỗi trận đấu. Các loại mồi dễ kiếm và nhiều chất dinh dưỡng như tôm, tép, giun, dế,…

Nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng khi nuôi gà chọi 

Trên đây là kỹ thuật nuôi gà chọi mà bạn nên tham khảo. Thực hiện đúng các kỹ thuật trên chắc chắn sẽ giúp chiến kê của bạn khỏe mạnh để giành kết quả tốt trong trận đấu. 

Xem thêm: Tổng hợp 5 mô hình nuôi gà chọi dễ làm và chất lượng nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X